Mẫu Sổ theo dõi TSCĐ – CCDC tại nơi sử dụng theo TT 133 và 200

Mẫu Sổ theo dõi TSCĐ – CCDC tại nơi sử dụng theo TT 133 và 200

Hướng dẫn cách lập Sổ theo dõi TSCĐ và CCDC tại nơi sử dụng theo Thông tư 133 và 200 – Mẫu S10-DNN (S22-DN), mục đích, Căn cứ và phương pháp ghi Sổ Tải sản cố định và Công cụ dụng cụ tại nơi sử dụng.

1. Mẫu Sổ theo dõi TSCĐ và CCDC tại nơi sử dụng theo Thông tư 133:

Đơn vị: …………………………….
Địa chỉ: ……………………………
Mẫu số S10-DNN
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)
SỔ THEO DÕI TSCĐ VÀ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ TẠI NƠI SỬ DỤNG
Năm…..
Tên đơn vị (phòng, ban hoặc người sử dụng)….
Ghi tăng tài sản cố định và công cụ, dụng cụ Ghi giảm tài sản cố định và công cụ, dụng cụ Ghi chú
Chứng từ Tên, nhãn hiệu, quy cách tài sản cố định và công cụ, dụng cụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Số tiền Chứng từ Lý do Số lượng Số tiền
Số hiệu Ngày, tháng Số hiệu Ngày, tháng
A B C D 1 2 3=1×2 E G H 4 5 I

– Sổ này có … trang, đánh số từ trang 01 đến trang …
– Ngày mở sổ: …

Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày … tháng … năm …
Người đại diện theo pháp luật
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.

2. Cách lập sổ theo dõi TSCĐ và CCDC tại nơi sử dụng:

a. Mục đích:
– Sổ này dùng để ghi chép tình hình tăng, giảm tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại từng nơi sử dụng nhằm quản lý tài sản và dụng cụ đã được cấp cho các phòng, ban làm căn cứ để đối chiếu khi tiến hành kiểm kê định kỳ.

b. Căn cứ và phương pháp ghi sổ:

Mỗi đơn vị hoặc bộ phận (phân xưởng, phòng ban…) thuộc doanh nghiệp phải mở một sổ để theo dõi tài sản. Căn cứ vào chứng từ gốc về tăng, giảm tài sản để ghi vào sổ tài sản theo đơn vị sử dụng như sau:

– Cột A, B: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ tăng tài sản cố định và công cụ, dụng cụ.
– Cột C: Ghi tên nhãn hiệu TSCĐ và công cụ, dụng cụ
– Cột D: Ghi đơn vị tính (cái, chiếc…)
– Cột 1: Ghi số lượng
– Cột 2: Ghi nguyên giá TSCĐ hoặc đơn giá công cụ, dụng cụ
– Cột 3: Ghi số tiền (Cột 3 = Cột 1 x Cột 2)
– Cột E, G: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ ghi giảm tài sản cố định và công cụ, dụng cụ.
– Cột H: Ghi lý do giảm tài sản cố định và công cụ, dụng cụ.
– Cột 4: Ghi số lượng tài sản cố định và công cụ, dụng cụ giảm.
– Cột 5: Ghi nguyên giá tài sản cố định và giá trị công cụ, dụng cụ giảm.

Rate this post
2019-03-21T04:05:15+00:00